Liệu nghệ thuật có đồng nghĩa với thất nghiệp?

November 11, 2017

EasyUni Staff

Việc lựa chọn nghề nghiệp thường là nhiệm vụ khó khăn cho mọi sinh viên. Việc đó dường như trở thành quyết định quan trọng nhất mà bạn phải làm - một quyết định sẽ xác định phần còn lại của cuộc đời bạn. Hầu hết, nếu không tính đến tất cả các sinh viên, thì một số khi học một khóa học nào đó liên quan đến Nghệ thuật hoặc Khoa học Xã hội sẽ nhận được câu hỏi tương tự : "Ô, vậy hóa ra bạn muốn làm giáo viên?" hoặc "Học nghệ thuật phí tiền lắm. Rồi sau này ra trường lại không có việc". Tuy nhiên, trong thế giới năng động ngày nay khi mà các công ty đang tìm kiếm sự đa dạng, liệu những nhận định trên còn đúng? Liệu nghiên cứu nghệ thuật đồng nghĩa với việc tốn hàng năm trời chỉ để hi vọng mình sẽ được "phát hiện"?

Những sinh viên đam mê nghệ thuật thường do dự khi quyết định trường đại học mà họ sẽ học, bởi họ tin rằng họ phải có một lựa chọn đúng đắn giữa niềm đam mê và cơ hội việc làm. Nhiều người nói rằng học Mỹ thuật thì sẽ không có sự nghiệp ổn định; nhiều người khác lại nói rằng học ngành Khoa học Xã hội sẽ chỉ giúp sinh viên làm những loại nghề nghiệp trong học viện hoặc trong các lĩnh vực nghiên cứu. Nhiều sinh viên thì lại học những ngành nghề đang nổi, ví dụ như kinh doanh hoặc kỹ thuật, trong khi vẫn cố gắng duy trì sở thích của mình những lúc rảnh rỗi. Đây là một ý tưởng tồi bởi họ sẽ bị quá tải trong công việc, thiếu ngủ và không còn hứng thú với cuộc sống sinh viên.

Mặc dù rất dễ dàng khi nhìn vào một hình mẫu lý tưởng, thành công, tràn đầy cảm hứng và học theo sự giáo dục và hoạt động ngoại khóa của họ, sinh viên cũng có thể lấy những tấm gương từ quá khứ và hiện tại của những anh chị đi trước. Trong thực tế, những sinh viên luôn cố gắng quyết định ngành học và trường đại học của họ, nên nhìn vào những cựu sinh viên trong một lĩnh vực cụ thể, hãy nhận biết rõ xem những anh chị đi trước ấy đang làm việc ở đâu, đang làm gì, và đi học ở trường đại học nào. Vì vậy, điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi ban đầu, triển vọng cho nghề nghiệp của bạn là gì nếu bạn nghiên cứu nghê thuật hoặc các ngành Khoa học xã hội? Nói ví dụ, chúng ta hãy nhìn vào những người học Ngôn Ngữ và Văn học Anh. Thẳng thắn mà nói, chúng ta thấy rằng hơn 2 triệu người trên Linkedln đã liệt kê tiếng Anh như một môn học hoặc lĩnh vực cần chú trọng. Sinh viên được dạy rằng, tiếng Anh là một ngôn ngữ linh hoạt, có thể cung cấp cho chúng ta nhiều lựa chọn, nhưng liệu điều đó có đúng?

Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu này bao gồm nhiều công ty nổi tiếng như IBM, Hewlett-Packard, Accenture, Microsoft, EY, Deloitte, Google và Pwc. Những người này đóng vai trò là một nhân tố đa dạng như phương tiện truyền thông, giáo dục, kinh doanh và tư vấn. Một số thậm chí còn là doanh nhân.

Bằng cách click vào các công ty này (ví dụ như, Accenture và EY), chúng ta có thể nhận thấy những nhân viên trong công ty đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như, tư vấn, công nghệ thông tin, kế toán, tài chính và nhân sự. Khi bạn kéo xuống dưới và nhìn vào chức danh của họ, bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều người đóng một vai trò cấp cao và đặc biệt trong công ty. Đây là một thực tế mang tính chắc chắn cho những sinh viên tương lai sẽ theo học ngành Ngôn ngữ và Văn học Anh bởi lẽ nó nhấn mạnh rằng trong thế giới ngày nay, kỹ năng mềm và việc mong muốn được trở thành người đa tài đồng nghĩa rằng bạn không cố thủ trong ngành học của chính mình. Học sinh có thể học một môn học mà họ đam mê, mà không phải lo sợ rằng điều đó sẽ làm mất đi cơ hội nghề nghiệp của họ.

Vì vậy, điều đó đưa chúng ta trở lại với câu hỏi ban đầu, liệu rằng học nghệ thuật có đồng nghĩa với thất nghiệp? Chung với niềm vui của nhiều trường đại học và trường dự bị đại học trên toàn thế giới, câu trả lời của chúng tôi là không.

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison