Bạn có muốn theo học ngành Kế toán? Hãy tham khảo những cơ hội việc làm sau đây!
November 11, 2017
EasyUni Staff
1. Chuyên viên Điều hành tài chính
- Kế toán trưởng hay Trưởng phòng Kế toán sẽ là người nắm giữ nhiệm vụ này. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về các báo các tài chính, sổ cái, tính toán chi phí, bảng lương, các khoản phải nộp, các khoản phải thu, dự toán ngân sách, thủ tục thuế, và các hàng loạt các phân tích chuyên ngành khác.
- Tại công ty có quy mô lớn hơn, người Điều hành sẽ giám sát công việc của các kế toán và chuyên viên khác có nhiệm vụ hỗ trợ cho họ. Trong đó có thể bao gồm: kế toán cấp quản lý, quản lý chi phí, quản lý thuế, quản lý các tài khoản phải nộp, quản lý tín dụng, quản lý biên chế, vv Họ cung có thể giám sát các kế toán ở cấp quản lí một hay nhiều nhân viên cấp dưới
- Tại các doanh nghiệp nhỏ hơn, người điều hành có thể là một Kế toán viên duy nhất nhưng họ cũng được hỗ trợ bởi các nhân viên tài chính khác.
- Thỉnh thoảng, những người điều hành phải báo cáo với Giám đốc Tài chính. Dù vậy, tại các công ty nhỏ, họ chỉ cần báo cáo trực tiếp tới Giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp
2. Kế toán viên pháp chứng:
- Kế toán Pháp chứng bao gồm sử dụng kĩ năng tài chính kết hợp với công nghệ thông tin, sử dụng các phàn mềm để phân tích các dữ liệu và tìm chứng cứ về tham ô, gian lận hay các hành vi bất hợp pháp khác để sử dụng trong tố tụng. Điều này gần giống với việc làm điều tra viên bí mật hay thám tử để phá án và giải quyết các bí mật trong ngành tài chính.
- Ngoài ra, các Kế toán viên Pháp chứng còn chủ yếu cung cấp các phân tích để thảo luận, tranh biện hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Họ cũng có thể làm chứng trước tòa trong các vụ án dân sự hay hình sự nhằm xác định thiệt hại kinh tế của việc phá hợp đồng, công bố sơ suất trong công việc, cung cấp bằng chứng về tham ô, gian lận, các vụ án phá sản, rửa tiền, đánh cắp danh tính, phá giá v.v.
- Một số Kế toán viên Pháp chứng không tham gia vào quá trình tố tụng tại tòa mà làm những việc khác như kiểm định gian lận
3. Kế toán thuế
- Kế toán thuế tập trung vào thuế chứ không phải báo cáo tài chính nói chung.
- Các mặt hàng khác nhau trong bảng cân đối kế toán được tính theo các cách khác nhau. Ví dụ, các công ty có thể chuẩn bị báo cáo tài chính của họ dựa trên các phương pháp khác nhau như nhập trước xuất trước đối với hàng tồn kho hay phương pháp nhập sau xuất trước đối với thuế.
- Một kế toán viên trong lĩnh vực thuế phải chịu trách nhiệm cho việc khai thuế và phát triển các chiến lược về thuế.
4. Kế toán tiền lương
- Kế toán tiền lương chịu trách nhiệm cân đối tài khoảng trong hệ thông kế toán của một công ty, đồng thời chuẩn bị các tài kiệu kiểm toán, lịch trình và các bản tóm tắt tình hình tài chính.
- Họ cũng có thể tham gia vào việc đánh giá nhu cầu thiết lập các tài khoản mới, tiến hành đánh giá, tư vấn và xử lý các giao dịch phức tạp và thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Hầu hết các kế toán tiền lương đều phải có ít nhất một bằng cử nhân, ví dụ như Cử nhân Kế toán.
- Nhiệm vụ của một kế toán viên tiền lương rất đa dạng và rất quan trọng, nhất là trong mảng tài chính của một doanh nghiệp.
- Vai trò của nhân viên kế toán tiền lương trở nên ngày càng quan trọng trong những năm gần đây với những thay đổi nhất định trong ngành tài chính cũng như thay đổi trong pháp luật kiểm toán, đảm bảo thủ tục trả lương và đảm bảo chặt chẽ thủ tục kiểm toán.
- Nhiệm vụ của một nhân viên kế toán tiền lương rất đa dạng, từ việc cân đối bẳng kế toán, cho đến phê duyệt biên chế, đối chiếu tài khoản với sổ cái, tổng hợp tài chính vào dịp cuối năm.
5. Chứng chỉ Kế toán Công (CPA)
- Nhiêm vụ của của một kế toán công là giúp đỡ các cá nhân với kế hoạch tài chính của họ, hay hỗ trợ các chủ doanh nghiệp với những công việc tài chính như: lập kế hoạch thuể, phân tích báo cáo tài chính, giải quyết các giao dịch tài chính phức tạp.
6. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lâp
- Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có nhiệm vụ gần như tương tự nhau, tập trung vào mảng quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Kiểm toán viên nội bộ thường kiểm soát các thủ tục và các hoạt động tổ chức một cách chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động tài chính đang đi đúng hướng, đúng với mục tiêu đặt ra của công ty. Sau khi đánh giá các quy trình, thủ tục, các kiểm toán viên đưa ra các kiến nghị, và lời khuyên chính xác và thích hợp giúp công ty tiền gần hơn đến với mục tiêu của mình.
- Kiểm toán viên độc lập thực hiện quá trình đánh giá hồ sơ tài chính của một tổ chức một cách độc lập. Tất cả các đánh giá tài chính đều được báo về uỷ ban kiểm toán cũng như giám đốc điều hành của công ty. Nhiệm vụ của họ là đánh giá kế toán, bảng lương và chuẩn bị hồ sơ kế toán , cũng như các tài liệu liên quan đến các khoản đầu tư tài chính và cho vay, tìm kiếm những sai lầm hoặc gian lận. Sau đó cung cấp một báo cáo chính xác về tình trạng tài chính hiện tại của công ty để sửa đổi và chịu trách nhiệm.
- Nói chung, nhiệm vụ của kiểm toán viên là đánh giá hồ sơ tài chính của các công ty và các tổ chức kinh doanh Nếu bạn giỏi tính toán và thich phân tích dữ liệu, sẵn sàng làm việc nhiều giờ trong văn phòng thì công việc này rất phù hợp với bạn.
- Trong vai trò kiểm toán viên mới, bạn sẽ làm việc và học hỏi từ một nhân viên có nhiều kinh nghiệm để kiểm tra các hồ sơ tài chính của công ty và đảm bảo rằng chúng phù hợp với các quy định kinh doanh, kế toán và đạo đức. Bạn có thể làm việc trong đội ngũ kiểm toán nội bộ của một công ty, hoặc cho một công ty kế toán tư nhân kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng.
- Một kiểm toán viên cao cấp giám sát việc thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện tất cả các cuộc kiểm toán nội bộ, tham gia vào việc thực hiện và báo cáo kiểm toán để đảm bảo độ tin cậy của thông tin và dữ liệu.
7. Kế toán sổ sách
- Nhân viên kế toán kho xử lý các thủ tục giấy tờ cho các giao dịch kinh doanh của một công ty. Các giao dịch sẽ được ghi lại trong các tài khoản trong sổ cái chung của công ty. Hiện nay, nhiều công ty đã triển khai sử dụng các phần mêm lưu trữ hiệu quả như Intuit QuicBooks.
- Là một kế toán viên sổ sách, bạn cần phải cẩn thận, chính xác, hiểu biết rõ về các khoản ghi nợ hay tín dụng, biểu đồ của các tài khoản, các khoản phải nộp, các khoản phải thu, biên chế và nhiều thứ khác nữa. Trách nhiệm của mỗi nhân viên kế toán sẽ khác nhau tuỳ theo loại hình và quy mô của các doanh nghiệp.
- Vai trò của nhân viên kế toán có thể bao gồm cả việc kiểm soát và tạo ra báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán từ các phần mềm kế toán.
- Một kế toán viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ thường bao gồm cả công việc của nhân viên kế toán sổ sách.
8. Nhân viên hỗ trợ kế toán – Thu và Trả
- Nhiệm vụ của một nhân viên hỗ trợ kế toán bao gồm quản lí các khoản thanh toán của khách hàng bằng cách ghi lại tiền mặt, séc, và các giao dịch thẻ tín dụng; giám sát các khoản thu bằng cách kiểm tra và nhập các giao dịch trong hệ thống; cập nhật các hoá đơn chưa thanh toán; xác minh tính hợp lệ của các tài khoản khác nhau bằng cách lấy thông tin và điều tra từ khách hàng, bộ phận thương mại và từ dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Các nhiệm vụ chính: Tập hợp dữ liệu, tính toán lệ phí, chi phí, chuẩn bị hoá đơn thanh toán cước (tính giá hàng hóa, dịch vụ và chi phí vận chuyển hàng hóa; cập nhật dữ liệu và lưu trữ các hồ sơ có liên quan khác).
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ