EasyUni logo

EasyUni Sdn Bhd

Level 17, The Bousteador No.10, Jalan PJU 7/6, Mutiara Damansara 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
4.4

(43) Google reviews

+60142521561

EasyUni Sdn Bhd

Level 17, The Bousteador No.10, Jalan PJU 7/6, Mutiara Damansara 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
4.4

(43) Google reviews

Speak to Study Advisor

Làm thế nào quản lý chi tiêu hàng ngày của bạn ở trường

November 11, 2017

EasyUni Staff

Bạn đã được nhập học vào một trường cao đẳng/đại học và bây giờ đang lo lắng về việc xử lý tài chính như thế nào thì hợp lý? Trước hết, xin chúc mừng bạn đã vào được trường cao đẳng/đại học! Vấn đề quản lý tài chính thực sự khó khăn, đặc biệt đó với những bạn xuất thân từ gia đình khá giả, nhưng nếu bạn biết lập kế hoạch tài chính cho bản thân, bạn sẽ cảm thấy ít lo lắng về điều đó. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn và lời khuyên cơ bản nhất để làm cho cuộc sống đại học của bạn không còn bất kỳ lo lắng!

1. Lập kế hoạch chi tiêu hàng ngày và hàng tuần của bạn

Nói đi đôi với làm, đừng nói rằng bạn không thích làm việc đó, vì đây là cách duy nhất để bạn có thể theo dõi các thói quen chi tiêu của mình. Hãy lập kế hoạch xem bạn phải chi tiêu bao nhiêu trong một ngày và nếu có thể làm thế nào để giảm số lượng. Ví dụ, nếu bạn tiêu tốn 3 đô la hàng ngày để đi xe buýt đến trường, chắn chắn rằng nó đã được ghi vào ngân sách hàng ngày của bạn. Bạn dành bao nhiều tiền cho mua thực phẩm và các chi phí cần thiết khác trong 1 ngày. Và tính toán xem bạn chi tiêu hết bao nhiêu trong 1 tuần. Hãy chắn chắn rằng bạn đã tính toàn bộ các khoản linh tinh khác. Vào cuối mỗi tuần nếu bạn dành dụm được ít hơn so với dự định hãy tìm cách tiết kiệm để bù lại.

2. Chọn phương tiện đi lại bảo vệ môi trường – go green

Luôn luôn khuyến khích sinh viên giảm thiểu chi phí mà họ phải chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu đi xe đạp là lựa chọn hợp lý để đi xung quanh trường đại học của bạn, hãy mua một chiếc xe đạp - bạn sẽ thấy rằng chi phí của chiếc xe sẽ (thường) có giá trị ít hơn so với chi phí của tất cả số tiền bạn đưa vào giá vé xe buýt trong suốt thời gian học tập. Nếu bạn cần phải đọc rất nhiều ghi chú, bạn nên đầu tư vào một Kindle thay vì chi tiền để in ghi chú trên giấy. Đầu tư luôn luôn tốt cho lâu dài, nhưng cần đầu tư đúng, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn.

3. Đừng lái xe.

Trừ khi bạn đang sống cách xa trường, lái xe không phải là một cái gì đó bạn xem xét đến khi đang học ở cao đẳng/đại học.Bởi vì hầu hết các trường cao đẳng/đại học đều nằm trong khu vực có thể dễ dàng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và gần các trung tâm mua sắm. Có một chiếc xe riêng là điều tuyệt vời tuy nhiên hãy xem xét giá nhiệu liệu, bảo hiểm, chưa kể chi phí bảo trì sửa chữa. Các chi phí phát sinh sẽ là cơn ác mộng nếu bạn đang sống bằng một ngân sách eo hẹp.

4. Mua và bán sách cũ.

Bạn hoàn toàn có thể mua sách giáo khoa cũ từ các sinh viên khóa trên với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mua mới. Trừ khi những cuốn sách có phiên bản quá lỗi thời, còn không vẫn nên mua sách giáo khoa cũ. Nó không có mùi sách mới, nhưng nó chắc chắn sẽ cho phép bạn cắt giảm chi phí. Và biết đâu nếu may mắn, trong cuốn sách cũ sẽ có văn bản ghi chú tốt và làm nổi bật phần quan trọng trong sách giúp bạn rất nhiều trong học tập. Trừ khi bạn muốn giữ lại toàn bộ sách giáo khoa, còn không bạn có thể bán chúng lại cho sinh viên khóa sau khi bạn học xong.

5. Sử dụng các nguồn tài nguyên học.

Thường có các cửa hàng và quán café cyber kiếm tiền bằng cách cung cấp các dịch vụ in ấn và internet, nhưng trước hết bạn cần kiểm tra xem trường đại học của bạn có các dịch vụ tương tự với chi phí thấp hơn, hoặc có thể là miễn phí.

Hãy sử dụng các dịch vụ này vì chúng được cung cấp cho riêng bạn. Các bữa ăn hàng ngày của bạn cũng vậy, hội trường sinh viên thường mang đến các bữa ăn rẻ hơn nhiều, và cũng sẽ gần hơn là việc ra trung tâm để ăn các món ăn yêu thích và đắt tiền!

6. Hãy sử dụng lợi thế giảm giá sinh viên.

Có rất nhiều chương trình giảm giá cho sinh viên, tùy thuộc vào vị trí trường của bạn. Có thể là các hoạt động giải trí, ăn uống, mua sách học thuật hay nhiều thứ khác nữa. Hãy sử dụng lợi thế giảm giá sinh viên để giảm thiếu chi phí và tận dụng khi bạn đang còn là sinh viên.

7. Tránh sử dụng các thẻ tín dụng.

Thật thoải mát nếu được mua sắm bằng thẻ tín dụng, nhưng chúng có thể làm cho bạn mất kiểm soát về tài chính, trước khi bạn biết điều đó thì tài khoản ngân hàng của bạn sẽ bị thâm hụt một cách đáng kể. Hãy sử dụng tiền mặt để thanh toán, vì nó làm cho bạn có ý thức về tài chính hơn khi đến và rút tiền khỏi ví.

Cần phải quản lý chi phí của bạn không phải là lý do để không thích học đại học. Hãy thông minh, chi tiêu một cách khôn ngoan, và nếu bạn có được kinh nghiệm này bạn sẽ cảm thấy thoải mát trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bạn có bất cứ lời khuyên về chi tiêu cẩn thận cho trường cao đẳng / đại học? Hãy Thảo luận các ý kiến ​​dưới đây.

 

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison