EasyUni logo

Navigation

“Quyết tâm theo đuổi đam mê” có phải là ý tưởng hay?

November 11, 2017

EasyUni Staff

Bạn đam mê những gì trong cuộc sống? Chữa lành bệnh tật? Lái máy bay vòng quanh thế giới? Hay thậm chí là tham gia đội bóng để mưu sinh?

Một cách để xác định nghề nghiệp chính là tập trung vào đam mê của mình – điều truyền cảm hứng nhất cho bạn. Vậy bạn đam mê những gì? Chẳng hạn như, nếu bạn thích được bay lượn trên không trung, trở thành một phi công. Một người có đam mê về những tấm ảnh và đặt những suy nghĩ trên trang giấy có thể theo đuổi nghề nhiếp ảnh phóng sự. Sự đam mê mãnh liệt, nhiệt huyết, và làm việc chăm chỉ sẽ tạo nên sự kết hợp tuyệt vời.

Trong khi một số người hiểu được thứ họ mong muốn theo đuổi, một số người vẫn đang phải hình dung ra điều đó. Liệu việc chỉ theo đuổi đam mê của mình có đủ để bạn lựa chọn khóa học phù hợp nhằm duy trì cuộc sống của mình trong tương lai?

 

Đam mê hay Tiền bạc?

Rất nhiều sinh viên lựa chọn bằng cấp hoặc chương trình sau đại học dựa vào mức lương hoặc phúc lợi công việc họ hy vọng có được sau khi tốt nghiệp. Nhưng liệu bạn có chắc chắn rằng lương là thứ sẽ đảm bảo hạnh phúc dài lâu của mình? Với thời lượng làm việc tám tiếng một ngày, điều đó có nghĩa là bạn sẽ dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc.

Nhưng như người ta thường nói, liệu có nghĩa lí gì khi bạn có được cả thế giới nhưng lại đánh mất tâm hồn mình? Điều quan trọng là có cả hai. Nếu bạn đang có ý nghĩ tạo lập một công việc kinh doanh riêng, bạn nên nghĩ về những điều bạn đam mê. Thậm chí tinh thần làm chủ bắt đầu khi một người nào đó theo đuổi một đam mê bất chấp mọi gian khó. Điều đó có thể sẽ không dễ dàng gì, nhưng đáng để nỗ lực

Nên làm gì tiếp theo?

Sau khi hiểu được đam mê và tài năng của mình, bạn nên xác định một bản danh sách các nghề nghiệp có liên quan, sau đó lọc lại danh sách để tìm ra những nghề có khả năng nhất. Nên đảm bảo rằng các công việc này sẽ giúp bạn tạo nên những ảnh hưởng bạn mong muốn.

Bạn sẽ cần phải cân đo đong đếm các yếu tố liên quan đến công việc chẳng hạn như mức lương, sự ổn định, tiềm năng phát triển nghề nghiệp, thời lượng, cân bằng giữa cuộc sống và công việc, địa điểm làm việc và nơi bạn sẽ thuyên chuyển hay du lịch. Cố gắng tìm những thông tin nhiều nhất có thể về công việc và ngành khiến bạn cảm thấy hứng thú – đọc những bản tin và tạp chí có liên quan, tìm hiểu trên mạng, nói chuyện với các thành viên trong gia đình, tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn viên nghề nghiệp cũng như là từ các chuyên gia trong ngành, nói chuyện với người hiện đang làm trong lĩnh vực đó hoặc tham gia các buổi hướng nghiệp. Đừng chỉ nhảy vào làm một công việc nào đó chỉ vì hiện tại nó khiến bạn hứng thú. Bạn nên hiểu rằng nghề nghiệp chiếm một phần quan trọng trong cuộc đời bạn, và sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tận hưởng thời gian làm việc của mình.

Thành công khi theo đuổi đam mê.

Những người thành đạt là những người theo đuổi đam mê. Lấy thí dụ như Mark Zuckerberg, tỉ phú 28 tuổi CEO của Facebook. Có thể nói rằng anh ấy theo đuổi đam mê của mình – không phải tiền bạc. Tiền bạc đến sau khi anh ấy thành lập Facebook. Cho dù bạn không kiếm được nhiều tiền, chí ít bạn cũng được làm điều mình thích. Ngay cả với Steve Jobs, cựu CEO của Apple, cũng tin vào sức mạnh của niềm đam mê, và ông từng nói rằng, “Những người có niềm đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Tuy nhiên, đam mê là không cố định – chúng sống động và linh hoạt. Đam mê phát triển và thay đổi cùng với khả năng và thành tựu của bạn. Bạn có thể cân nhắc làm bán thời gian hoặc thực tập ở một lĩnh vực cụ thể để hiểu hơn về lĩnh vực đó cũng như là làm quen với những gì đang thật sự xảy ra. Nếu nhận ra bản thân thích thú với những việc bạn đang làm, bạn có thể cân nhắc theo đuổi nghề nghiệp đó. Mặt khác, nếu bạn đánh mất sự hứng thú sau một khoảng thời gian, có lẽ công việc đó không phải là sự lựa chọn của bạn.

Phát triển đam mê thông qua những trải nghiệm khác nhau.

Theo đuổi đam mê của bạn chỉ là bước khởi đầu. Làm việc chăm chỉ chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu bạn vẫn đang bối rối và không chắc về những điều mình thích, hãy thử một vài bài đánh giá tính cách để tìm ra hướng đi đúng cho mình. Nó sẽ đánh giá kĩ năng, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu, và cho bạn danh sách các nghề nghiệp phù hợp. Bạn có thể khai thác một số khả năng bạn chưa từng cân nhắc qua. Hãy mạnh dạn để phát triển đam mê của mình. Khi bạn có được danh sách các nghề nghiệp liên quan đến đam mê của bản thân, bạn có thể thu hẹp các khóa học để dễ dàng theo đuổi.   

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison