Ra mắt 'Công cụ tư vấn chọn trường' phiên bản 2016
November 11, 2017
EasyUni Staff
Công cụ này giúp thí sinh ước tính tương đối khả năng trúng tuyển của mình theo khối ngành trong khu vực muốn nộp hồ sơ để tăng cơ hội đỗ nguyện vọng 1 trong mùa tuyển sinh đại học năm 2016.
Phiên bản “Công cụ tư vấn chọn trường năm 2016” cung cấp các tính năng trong phạm vi: xét tuyển theo 5 khối truyền thống: A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B (Toán, Hóa, Sinh), C (Văn, Sử, Địa), D1 (Văn, Toán, Tiếng Anh); cách tính điểm xét tuyển truyền thống, dựa trên tổng điểm 3 môn không tính hệ số và cộng thêm điểm ưu tiên. Dựa vào điểm thi THPT quốc gia của thí sinh, công cụ sẽ tự động tổng hợp thành điểm các khối thi và cho ra kết quả.
Thí sinh truy cập vào http://tuvanchontruong.fpt.edu.vn, nhập SBD và chọn khu vực mình muốn nộp hồ sơ xét tuyển. Công cụ sẽ cho ra kết quả đối chiếu tương ứng như: có bao nhiêu thí sinh trong khu vực mình chọn cùng khối thi; điểm số của mình đang ở vị trí nào trong tổng số thí sinh cùng khối thi trong khu vực đã chọn. Từ đó, công cụ cũng đưa ra những lời gợi ý tham khảo giúp các em dự đoán tương đối về khả năng trúng tuyển của mình và có sự lựa chọn phù hợp khi nộp hồ sơ để có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Theo thạc sĩ Nguyễn Anh Phong, Trưởng phòng Công nghệ thông tin Đại học FPT - người phụ trách chính triển khai dự án, công cụ tư vấn chọn trường phiên bản 2015 sau khi ra mắt đã được phụ huynh và thí sinh cả nước chào đón. Đây chính là động lực để Đại học FPT tiếp tục ra mắt phiên bản 2016 vào đúng ngày đầu tiên thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016.
"Chúng tôi hy vọng công cụ tư vấn chọn trường sẽ giúp thí sinh có sự so sánh, ước tính tương đối khả năng trúng tuyển của mình trong khu vực để cân nhắc và đưa ra quyết định chọn trường, chọn ngành phù hợp. Đại học FPT sẽ liên tục cập nhật, nâng cấp các tính năng để tối ưu công cụ, giúp thí sinh và phụ huynh có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích trong mùa xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay", anh Phong cho hay.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đợt xét tuyển đại học, cao đẳng đầu tiên của năm 2016 bắt đầu từ ngày 1/8. Thí sinh có 12 ngày để lựa chọn trường đại học và ngành học muốn đăng ký xét tuyển. Mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành đào tạo. Thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển thì không được rút ra.
Sau khi biết kết quả trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học tại trường trúng tuyển. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ giữa năng lực, đam mê và thứ hạng điểm thi của mình để tăng cơ hội trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường đại học, cao đẳng mong muốn.
(Nguồn: Vnexpress)
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ