Ứng dụng công nghệ trong tiếp cận thông tin giáo dục đại học tại Việt Nam
November 11, 2017
EasyUni Staff
Chương trình họp báo “Ứng dụng công nghệ trong tiếp cận thông tin giáo dục đại học” bao gồm các nội dung sau:
-
Công bố ra mắt Cổng Thông Tin Giáo Dục EasyUni tại Việt Nam
-
Sinh viên Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin giáo dục đại học
-
EasyUni tiếp sức sinh viên tiếp cận thông tin Đại học trong và ngoài nước
EasyUni, cổng thông tin giáo dục số 1 Châu Á, đã có mặt tại Việt Nam với sứ mệnh hỗ sinh viên trong việc tiếp cận nền giáo dục hiện đại. “Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển thế hệ tương lai, tuy nhiên việc tiếp cận thông tin nền giáo dục đầy đủ và chất lượng, vẫn còn là một bài toán nan giải. Sinh viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định cùng với khả năng tài chính, và EasyUni tin rằng chúng tôi có thể phần nào hỗ trợ các bạn sinh viên tiếp cận nền giáo dục dễ dàng hơn,” Edwin Tay, Nhà sáng lập kiêm CEO EasyUni cho biết.
(Ảnh: báo Văn Hóa Giải Trí)
Tháng 6 năm 2016, EasyUni chính thức được triển khai tại thị trường Việt Nam, mang đến thị trường giáo dục trong nước một nền tảng, công cụ trực tuyến nhằm hỗ trợ và tiếp sức cho sinh viên dễ dàng chọn lựa và tiếp cận các cơ hội giáo dục chất lượng, không chỉ trong nước mà trong toàn khu vực.
Học trong nước với chi phí thấp, trên 80% muốn du học
Theo khảo sát của EasyUni trên 228 sinh viên, học sinh, người đi làm về xu hướng chọn lựa trường đại học, 41% người được hỏi có dự định học đại học trong nước, trong khi đó, 59% có xu hướng du học nước ngoài.
59% người Việt trẻ muốn học tập ở ngước ngoài (Ảnh: báo Dân trí du học)
Với nhóm khảo sát trả lời đồng ý học tập trong nước, chiếm đến 64,1% cho rằng lý do lựa chọn học tập trong nước xuất phát từ Chi phí học tập thấp, phù hợp với điều kiện tài chính thực tại.
Trong khi đó chỉ 20,7% quan điểm tin rằng họ sẽ có Cơ hội thực tập và cọ xát thực tế trong thời gian học. Ngoài lý do về Giá trị mang lại từ Bằng cấp đạt được sẽ giúp thuận lợi hơn cho sự nghiệp sau này, 10,9% kết quả khảo sát cho thấy lựa chọn học tập trong nước thường chỉ được quyết định bởi những lý do khách quan khác.
Đáng lưu ý, có đến 79,6% trong nhóm đối tượng đồng ý học tập trong nước sẵn sàng chuyển tiếp sang hình thức du học khi có cơ hội. Điều này cho thấy, du học luôn có sức hút lớn đối với đại đa số sinh viên, học sinh.
Với hình thức học tập trong nước, 34,8% nhóm tham gia khảo sát chọn tìm kiếm thông tin từ các kênh truyền thống trực tiếp từ các trường đại học. Rõ ràng, khi không gặp vấn đề về rào cản ngôn ngữ, cổng thông tin các trường cao đẳng, đại học trong nước luôn là kênh tư vấn với đầy đủ thông tin và đáng tin cậy nhất dành cho sinh viên, học sinh.
Song song đó, 28,1% đối tượng sinh viên tìm hiểu thông tin về các khoá học qua các cổng thông tin giáo dục trung gian, và chỉ khoảng 18% lựa chọn các kênh tư vấn độc lập khác.
Du học nước ngoài vì tin tưởng đầu ra, ngại chi phí cao
Với những sinh viên chọn hình thức du học, 37,8% cho rằng họ tin tưởng vào chất lượng đào tạo giáo dục, 35,6% cho rằng lựa chọn du học là cách để được trải nghiệm và cọ xát thực tế vào chuyên ngành đang học tập ở nước sở tại. Bên cạnh đó, chiếm đến 19,3% nhìn nhận việc đầu tư du học là để đổi lấy tấm bằng có giá trị quốc tế, tạo điều kiện dễ dàng cho công việc sau này.
Việc thích nghi với cuộc sống tại quốc gia khác không phải là một điều dễ dàng, bởi sự phát sinh hàng loạt các thay đổi từ văn hóa, ngôn ngữ, năng lực học tập, nên sẽ ít nhiều gây khó khăn cho sinh viên trong giai đoạn đầu hội nhập. Do đó, khi được khảo sát, có đến 36,8% người trả lời còn gặp nhiều khó khăn khi thiếu thông tin về chi phí và các chính sách hỗ trợ chi phí. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định du học của họ.
Cùng chiếm đến 14% là việc thiếu thông tin về chi phí sinh hoạt tại nước sở tại, và thiếu thông tin về cách thức ứng tuyển, khiến việc đưa ra quyết định du học của giới sinh viên, học sinh gặp nhiều khó khăn hơn.
(Ảnh: báo Văn Hóa Giải Trí)
Sự thiếu hụt thông tin và định hướng về nghề nghiệp tương lai, cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học phù hợp, khi có đến 13,2% đối tượng sinh viên nhìn nhận, đây là khó khăn họ thường gặp phải trong quá trình chọn lựa và quyết định du học.
Việc hòa nhập vào một nền văn hóa mới và điều kiện sống khác, sẽ dẫn đến sự phát sinh hàng loạt chi phí trong thời gian đầu của sinh viên, vì lý do này, đến 55,2% sinh viên cho biết Chi phí học và sinh hoạt cao là lý do chính tạo ra rào cản trên con đường theo đuổi đại học.
Một lý do phổ biến tiếp theo, chiếm đến 16,2% gặp khó khăn trong việc tìm kiếm học bổng. Còn lại khoảng 11,2% sinh viên với hoàn cảnh gia đình khó khăn và bản thân không đủ khả năng ứng tuyển vào các trường đại học, cũng khiến quyết định du học của sinh viên bị trì hoãn.
Với thực tế thiếu hụt thông tin về trường, khoá học, và cả các quy trình hướng dẫn nhập học, visa, nên vì lý do đó 31,1% sinh viên đồng ý thông qua các trung tâm tư vấn du học để được hướng dẫn và chia sẻ thông tin về các chương trình học. Khoảng 28,8% sinh viên vẫn sẵn sàng tìm kiếm thông tin du học qua các cổng thông tin chuyên về Giáo dục, nơi luôn cập nhật liên tục các chương trình hỗ trợ, thông tin ưu đãi của trường. Chỉ chiếm 25,8% là các sinh viên tự thân tra cứu thông tin về du học.
Cân bằng nhu cầu và nguồn cung trong và ngoài nước
Trước những khó khăn mà sinh viên, học sinh phải đối mặt khi đứng trước ngưỡng cửa đại học. Đặc biệt, sinh viên đã vướng phải khó khăn ngay từ bước đầu tiên của quá trình chọn trường là tìm kiếm thông tin về các khoá học và trường đại học. Phần lớn cách tìm kiếm thông tin của học viên thông qua mạng internet, website của Trường, cổng thông tin giáo dục v.v… Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn thông tin này đa phần gặp nhiều khó khăn. Các trường ĐH nước ngoài thường qua một kênh tư vấn trung gian. Còn đối với các trường trong nước chủ yếu thông tin chưa được niêm yết đầy đủ.
Ông Nguyễn Xuân Trình, giám đốc điều hành EasyUni tại Việt Nam, nói về cách thức tìm kiếm thông tin du học ở các nước Châu Á (Ảnh: báo Tiếp Thị Thế Giới)
Cổng thông tin giáo dục EasyUni hiện đã tổng hợp được hơn 70,000 khoá học và chương trình đào tạo của hơn 2,000 trường cao đẳng, đại học trên 20 quốc gia bao gồm Việt Nam; là kênh thông tin giúp sinh viên, học sinh dễ dàng hơn trong việc quyết định các khoá học phù hợp cho mình. Chúng tôi đưa ra những so sánh về mức học phí, chi phí ăn ở và danh tiếng của các trường. Từ đó người học có thể chọn cho mình những lựa chọn giáo dục phù hợp.
Theo khảo sát tại các nước Châu Á về xu hướng thiết bị số, điện thoại di động chiếm đến 75% kết quả khảo sát sự phổ biến. Vì lý do trên, EasyUni cũng đã phát triển ứng dụng di động EasyUni App, giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng, tìm kiếm và truy cập thông tin giáo dục mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp ích rất lớn cho các trường đại học chưa đầu tư công nghệ để tương thích với xu hướng mới để người đi học dễ dàng tiếp cận thông tin của trường.
Ngoài ra, hiểu thấu thị trường Việt Nam, EasyUni với đội ngũ tư vấn viên tận tâm, luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin và hỗ trợ trong vòng 24 giờ. Mục tiêu duy nhất là giải đáp thắc mắc và không thiên vị thông tin nhằm giúp học viên tiếp cận nhanh nhất với nguồn thông tin sẵn có.
Với tất cả nỗ lực trên, EasyUni tin tưởng rằng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, đặc biệt là thông tin về giáo dục sẽ không còn quá khó khăn đối với giới sinh viên, học sinh trong nước và thậm chí là du học sinh nước ngoài muốn tìm hiểu về Việt Nam trong tương lai.
Thông tin về EasyUni:
EasyUni là cổng thông tin giáo dục đầu tiên và lớn nhất tại Malaysia, cung cấp một nền tảng toàn diện dành cho sinh viên và học viên dễ dàng lựa chọn và tiếp cận hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học. EasyUni hiện cung cấp hơn 70,000 lựa chọn chương trình và khoá học từ 2000 trường cao đẳng, đại học tại hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới.
Ông Edwin Tay, nhà sáng lập kiêm CEO EasyUni (đứng bên trái) (Ảnh: báo Văn hóa giải trí)
Được thành lập năm 2011, EasyUni hiện đã hỗ trợ hơn 4 triệu sinh viên toàn cầu ứng tuyển vào các tổ chức giáo dục và theo đuổi hệ thống giáo dục chất lượng cao. Nền tảng EasyUni được điều hành bởi Công ty Đa Quốc Gia EasyUni Sdn. Bhd. tại Malaysia.
Cùng với mục tiêu trên, EasyUni mong muốn sẽ ứng dụng được mô hình công nghệ này tại thị trường Việt Nam, nhằm tạo sự đột phá cho Giáo dục Việt Nam tiếp cận công nghệ mới trong công tác tuyển sinh và quảng bá thương hiệu của trường.
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ