Làm sao để đưa kinh nghiệm du học vào hồ sơ xin việc của bạn?
January 03, 2019
Kate
Được đi du học nước ngoài có thể là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc sống của bạn. Được thích nghi và hòa nhập vào các nền văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài, hơn nữa sự trải nghiệm các phong tục khác nhau sẽ mang lại cho bạn những kiến thức thực tế hữu ích, nhưng bạn có biết một điều là du học nước ngoài cũng có thể làm cho hồ sơ xin việc của bạn trở nên vững chắc và thu hút nhà tuyển dụng hơn?
Mỗi câu chuyện mà bạn có cơ hội trải qua trong khoảng thời gian học tập nước ngoài sẽ trở thành một bài học thực tế mà bạn không thể tìm được trong sách vở hay trên giảng đường. Giao dịch mua bán thành công bằng một loại tiền tệ khác với quốc gia của mình, tham gia vào hệ thống giao thông công cộng, và quen biết nhiều người bạn mới - tất cả những điều này sẽ là những kinh nghiệm cho bạn khi bạn hoàn thành khóa học và trở về quốc gia của mình. Nếu bạn đã có cơ hội đi nước ngoài để tham gia một khóa thực tập, một khóa học thuật, hay một chương trình tình nguyện, những kỹ năng mà bạn có được trong suốt quá trình học ở nước ngoài sẽ làm cho hồ sơ xin việc của bạn nổi bật hơn trong vô số các hồ sơ xin việc khác.
Nhưng bạn đang phân vân không biết nên bắt đầu từ đâu để có thể đưa tất cả những trải nghiệm du học của mình lên giấy?
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách mà bạn có thể mang những kinh nghiệm du học của mình vào hồ sơ xin việc sao cho có giá trị nhất và thu hút nhà tuyển dụng
Bước 1: Nghĩ về những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua
Bạn đã làm những gì khi bạn du học nước ngoài? Bạn có thể tiếp cận với kinh nghiệm du học của mình giống như cách bạn làm với công việc trước đây, nhưng điều này nên đi kèm với tên của lớp hoặc khóa học của bạn. Liệt kê một danh sách các việc làm, trách nhiệm của bạn là một khởi đầu tốt nhất, thậm chí khi bạn chỉ là một sinh viên. Trong đó, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đã học những gì? Cách bạn quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, những kỹ năng mềm bạn có được và việc bạn đã lập ra mục tiêu như thế nào ... đều là những kỹ năng thực tế mà bạn có thể có được trên con đường học tập nước ngoài của mình. Bạn cũng có thể liệt kê các khả năng và những phẩm chất bạn có từ sự tương tác ngày qua ngày.
Thời gian mà bạn ở nước ngoài cũng sẽ giúp bạn nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Dành thời gian để so sánh bản thân của mình trước và sau khi học tập ở nước ngoài sẽ giúp bạn nhận ra điều này một cách rõ ràng nhất. Khoảng thời gian nào ở nước ngoài mà vẫn ảnh hưởng đến bạn đến tận hôm nay? Hãy xem xét các khoảnh khắc đáng nhớ nhất của bạn - những giải thưởng hoặc bài học mà bạn đã có được sau thời gian ở nước ngoài ? Đừng đánh giá bản thân mình quá thấp khi nói về những điểm mạnh của mình. Bạn đã thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài như thế nào? - thậm chí khi bạn đi mua thực phẩm ở cửa hàng tạp hóa hay điền thông tin vào mẫu đơn thực tập - tất cả điều đó đều nói lên cách bạn thích ứng với môi trường mới, kỹ năng giao tiếp và các phẩm chất tích cực khác của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn cần phải giải thích cho nhà tuyển dụng biết được lý do tại sao bạn lại đề cập đến việc du học trong hồ sơ xin việc của mình. Đối với bất kỳ công việc nào, điều quan trọng nhất là bạn cần biết được nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những kỹ năng và đặc điểm gì ở ứng viên để đáp ứng cho vị trí công việc, và những kinh nghiệm của bạn khi du học nước ngoài sẽ đáp ứng được các kỹ năng và đặc điểm đó hay không?
Bước 2: Sử dụng ngôn ngữ mang tính thúc đẩy, có động lực
Hãy nhìn lại các ghi chú của bạn từ Bước 1 và đào sâu vào những kinh nghiệm và phẩm chất bạn muốn nhấn mạnh. Luôn nhớ rằng một bản lý lịch hấp dẫn sẽ thể hiện kỹ năng của bạn hơn là để bạn kể về chúng. Rốt cuộc, có một điều để nói rằng bạn đã học ngoại ngữ và một điều khác để nói rằng bạn đã cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình bằng cách thực hành với người bản ngữ. Sử dụng các động từ hoạt động và cụ thể về những gì bạn đã làm ở nước ngoài sẽ giúp bạn tạo ra một mục sơ yếu lý lịch hấp dẫn.
Hãy xem qua và tham khảo các từ dưới đây, có thể nó sẽ giúp bạn "ghi điểm" trong bản CV của mình:
- connected (liên kết) -- với bạn bè, với giáo viên, với hàng xóm?
- managed (quản lý) -- tài chính cá nhân, thời gian, thời khóa biểu?
- organized (tổ chức) -- họp mặt sinh viên, học tập nhóm, du lịch tự túc?
- improved (cải thiện) -- kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp đa văn hóa?
- navigated (thích ứng) -- những thành phố mới, làm việc nhóm, hoàn cảnh mới?
- applied (ứng dụng) -- các kỹ năng mới, những khái niệm quen thuộc trong môi trường nước ngoài?
- participated (tham gia) -- các lớp học, khóa thực tập, các sự kiện văn hóa?
- developed (phát triển) –-- tính chủ động, nhận thức toàn cầu, tính linh hoạt?
Với những động từ trên nếu bạn sử dụng chúng để diễn tả những gì bạn đã trải qua trong quá trình học tại nước ngoài, sẽ mang lại tinh hiệu quả cao, bạn đang cho nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn đã làm chứ không đơn giản chỉ là kể lại những gì đã xảy ra với bạn. Đây cũng là một cách tốt để nhấn mạnh những kỹ năng bạn đã học được mà chúng sẽ được áp dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thêm một vài chi tiết đặc biệt và cụ thể là một cách khác để cung cấp nhiều thông tin hơn, bạn có thể nói bạn đã có được những kỹ năng này như thế nào, và hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có được những tố chất để thành công trong vị trí ứng tuyển.
Bước 3: Viết lên giấy hoặc văn bản
Sau khi bạn đã tập hợp những kinh nghiệm học tập nước ngoài và bây giờ bạn cần viết chúng lên giấy hoặc gõ trên văn bản CV của mình, bạn cần phải quyết định vị trí nào sẽ có tác động nhất trên bản CV. Vị trí trên hồ sơ xin việc sẽ phụ thuộc vào thông tin bạn muốn cung cấp và kinh nghiệm du học bạn có làm bao nhiêu. Nếu như thời gian ở nước ngoài của bạn mang lại những kỹ năng tuyệt vời hãy chắn chắn rằng những thông tin đó không bị chôn vùi dưới cùng của bản lý lịch xin việc.
Nếu bạn trải qua môi trường Đại học hoặc các khóa học thuật khác, hãy đưa những thông tin này vào mục " Education" trên hồ sơ của bạn cùng với tên của trường bạn theo học. Ngoài ra, các lớp học chuyên biệt khác bạn đã tham gia có liên quan đến vị trí ứng tuyển, bạn cũng có thể đưa chúng vào mục "Education", dưới tên gọi "Relevant Courework - Những khóa học có liên quan"
Nếu bạn đã hoàn thành chương trình thực tập, khóa đào tạo tại chỗ hoặc các khóa học thực hành khác, bạn có thể đưa chúng vào mục "Professional Experience - Kinh nghiệm chuyên nghiệp". Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm du học ở nước ngoài hoặc những kinh nghiệm quan trọng trong lĩnh vực này, bạn có thể tạo một mục riêng biệt và đặt tên là International Experience - Kinh nghiệm quốc tế"
Bạn cũng có thể thử nghiệm đưa thông tin của bạn vào các phần khác nhau để xem tác động của nó đối với toàn bộ sơ yếu lý lịch của bạn. Hãy nhớ điều chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn cho từng công việc bạn ứng tuyển, nhấn mạnh các kỹ năng hoặc kinh nghiệm khác nhau theo những gì vị trí công việc yêu cầu.
Du học là một cách tuyệt vời để phát triển sự hiểu biết một cách sâu sắc hơn về thế giới bạn đang sống. Ở bên ngoài đất nước của bạn sẽ thúc đẩy bạn phát triển khi bạn phải đương đầu với những thách thức mới. Rất có thể là bạn trở về nước với nhiều kỹ năng thực tiễn hơn những kỹ năng bạn được học trong lớp và những điều này sẽ rất tốt cho việc ứng dụng vào công việc trong tương lai. Với sự cân nhắc chu đáo và một chút kỹ năng viết lách, bạn có thể chứng minh những lợi ích về việc du học của mình cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào.
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ